• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Lĩnh vực hoạt động
  • Sản phẩm
  • Tài liệu
  • Tin tức
  • TUYỂN DỤNG
  • Liên hệ
  •   
     
    QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC CẤP PHÁT NHU YẾU PHẨM
    QUY ĐỊNH
    ĐỊNH MỨC CẤP PHÁT NHU YẾU PHẨM
    CHO CBCNV LÀM VIỆC TẠI CÁC CÔNG TRƯỜNG
    I. Mục đích:
                Ban hành quy định cụ thể về định mức cấp phát nhu yếu phẩm phục vụ cho CBCNV làm việc tại các công trường của Công ty nhằm đảm bảo công khai tài chính, thuận lợi cho công tác cấp phát, phục vụ ăn ca của các bộ phận.

    II. Đối tượng áp dụng
                Quy định này áp dụng cho bếp ăn tập thể thuộc Văn phòng Đại diện Tổng Công ty, các công ty thành viên và các công trường trực thuộc Tổng Công ty CPXD Đại Phúc.

    III. Quy định về định mức cấp phát các nhu yếu phẩm
    1. Quy định về định mức ăn hàng ngày
    - Định mức ăn hàng ngày: 40.000đ/ngày/suất ăn (Bốn mươi ngàn đồng chẵn) (đã bao gồm tiền lương thực, thực phẩm cho bữa sáng, trưa, tối, tiền ga, củi đun, tiền xà phòng...)
    - Bếp ăn của Văn phòng Đại diện: 50.000đ/ngày/người (Năm mươi ngàn đồng chẵn) (đã bao gồm tiền lương thực, thực phẩm cho bữa sáng, trưa, tối, tiền ga, củi đun, tiền xà phòng...)
    2. Quy định về chế độ ăn ca 3, thông ca và tăng ca
    - Các đơn vị tổ chức ăn ca 3, thông ca, tăng ca (4 giờ) theo tiến độ thi công, theo yêu cầu của các cấp quản lý được cấp phát bằng hiện vật được quy định như sau:
    * Định mức ăn ca 3 (từ 19h – 2h30’): 15.000đ/suất ăn ca, được quy định bằng hiện vật tùy theo nhu cầu của từng công trường để phân bố bữa ăn hợp lý cho người lao động. Cụ thể:
    + Giữa ca 3: 6.000đ/người (ví dụ: 1 hộp sữa...)
    + Hết ca 3: 9.000đ/người (ví dụ: 02 quả trứng vịt lộn và mỳ tôm hoặc hiện vật khác)
    * Định mức ăn tăng ca (do yêu cầu công việc, phải làm thêm ngoài giờ ban đêm trên dưới 4h): 7.000đ/suất ăn ca (ví dụ: 1 quả trứng lộn, mỳ tôm) 
    * Định mức ăn thông ca (từ 19h – 7h sáng hôm sau): 25.000đ/suất ăn.
    - Thông ca được hiểu là ngoài thời gian làm việc ca 3 nói trên, do yêu cầu công việc nên phải làm tăng ca, khi đó sẽ chuyển chế độ ăn ở ca 3 thành ăn thông ca, ví dụ: cháo sen và bò húc...
    Lưu ý:
    - Mỳ gói phục vụ cho CBCNV vào bữa sáng, số lượng không hạn chế nhưng chỉ được sử dụng trong bếp ăn của công trường.
    - Bộ phận bảo vệ được áp dụng theo định mức ăn ca 3 như trên.

    IV. Định mức hỗ trợ cho nhân viên phục vụ ăn ca.
    - Phụ trách bếp ăn chỉ được bố trí 01 người/01 ca trực
    - Nhân viên phục vụ ăn ca được hỗ trợ 35.000đ/ca trực (ba mươi năm ngàn đồng)
    - Trường hợp không quá 7 suất ăn/trong ca hoặc số giờ tăng ca không quá 4 giờ/ca, phụ trách bếp ăn cứ căn cứ danh sách ăn ca, cấp phát thực phẩm cho CBCNV ăn ca tự phục vụ

    V. Quy định về trách nhiệm trong việc thực hiện, theo dõi chế độ ăn ca cho CBCNV
    1. Trách nhiệm của Đội trưởng/Tổ trưởng:
    - Đội trưởng/Tổ trưởng  chịu trách nhiệm sắp xếp nhân viên tăng ca, làm ca 3 và thông báo chính xác, kịp thời cho cán bộ Trực sản xuất hoặc phụ trách bếp ăn vào đầu ca làm việc.
    2. Trách nhiệm của Trực Chỉ huy sản xuất
    - Cán bộ Trực chỉ huy sản xuất chịu trách nhiệm lập danh sách công nhân làm ca 3, tăng ca vào “phiếu báo ăn ca và tăng ca” (theo mẫu) có ký tên và gửi cho phụ trách bếp ăn.
    3. Trách nhiệm của Tổ bếp ăn.
     - Phụ trách bếp ăn có trách nhiệm:
    + Nắm số suất ăn ca 3, tăng ca trong ngày để phân công người nấu ca và thực hiện chế độ cấp phát ăn ca cho người lao động
    + Căn cứ vào phiếu báo ăn ca 3, tăng ca ghi chép vào bảng chấm ăn ca 3, tăng ca và thực hiện cấp phát hiện vật theo đúng quy định. Hết tháng, phụ trách bếp ăn tổng hợp bảng chấm ăn hàng ngày, ăn ca 3, tăng ca (kèm theo các phiếu báo ăn ca hàng ngày) để quyết toán tiền ăn ca, tăng ca với phòng kế toán
    - Nhân viên phục vụ ăn ca 3, tăng ca, thông ca:
    + Nhân viên trực ca phải chủ động, linh hoạt về nhu yếu phẩm, thực hiện cấp phát ăn ca trước khi kết thúc ca làm việc 30 phút.
    + Dọn dẹp vệ sinh bếp ăn sạch sẽ, thu dọn dụng cụ bếp ăn sau khi phục vụ.
    4) Trách nhiệm của Phòng Kế toán        
    - Định hướng, xây dựng kế hoạch cho Tổ bếp ăn hoạt động hiệu quả
    - Theo dõi, kiểm tra biến động giá cả thực phẩm ngoài thị trường để có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.
    - Hướng dẫn nghiệp vụ cho phụ trách bếp ăn lúc cần
    - Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và có các chấn chỉnh về mặt nghiệp vụ bếp ăn nếu cần
    - Kế toán bếp ăn phối hợp cùng với nhà bếp tính toán, cân đối mua lương thực, thực phẩm để đảm bảo chế độ ăn cho người lao động và hạch toán chi phí tiền ăn theo đúng quy định.
    5) Trách nhiệm của Phòng Tổ chức
     - Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc điều chỉnh định mức ăn hàng ngày, ăn ca, tăng ca cho phù hợp với đời sống thực tế của CBCNV.
    - Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ ăn ca cho người lao động của Công ty theo quy định. Báo cáo cấp quản lý kịp thời khi phát hiện hành vi sai trái, cấp phát sai chế độ quy định.
    Trên đây là quy định về định mức ăn cấp phát nhu yếu phẩm cho CBCNV của các đơn vị trong Công ty. Yêu cầu các Công ty thành viên tổ chức triển khai thực hiện.
    Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2016./.

    Hỗ trợ trực tuyến
    Tel: 0351.3 851.369
    Hotline: 0351.3 851.369
    xaydungdaiphuc
    Liên kết Website
    Đối tác
    Thông kê truy cập
    Đang online: :
    13
    Tổng truy cập: :
    1168870
    Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Đại Phúc
    Địa chỉ
    : Tổ 9 - P. Lê Hồng Phong - TP. Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam - Tel: 0351.3 851 369- Fax: 0351. 3 848 600
    Email: xaydungdaiphuc@yahoo.com.vn -  Website: xaydungdaiphuc.com