• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Lĩnh vực hoạt động
  • Sản phẩm
  • Tài liệu
  • Tin tức
  • TUYỂN DỤNG
  • Liên hệ
  •   
     
    QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CẤP PHÁT, SỬ DỤNG BHLĐ
    QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CẤP PHÁT, SỬ DỤNG BHLĐ
    1. Quy định đối tượng cấp phát.
               Đối tượng được cấp phát trang phục bảo hộ lao động là các CBCNV đã có hợp đồng lao động chính thức với Công ty.
    2. Quy định tiêu chuẩn cấp phát và niên hạn sử dụng.
             - Mỗi năm người lao động được cấp phát 2 lần bảo hộ lao động, chia thành 2 đợt (6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm) và trang cấp thường xuyên theo định kỳ.
             - Tùy thuộc vào vị trí công tác của người lao động sẽ có tiêu chuẩn chế độ cấp phát các loại bảo hộ lao động phù hợp về chất lượng, số lượng và niên hạn sử dụng. Cụ thể như sau:

    Tiêu chuẩn cấp phát đồ bảo hộ lao động hàng năm

    STT Loại bảo hộ lao động Đơn vị Số lượng Niên hạn sử dụng
    1 Mũ bảo hộ Cái 01 24 tháng
    2 Mũ sao cành tùng (bảo vệ) Cái 01 18 tháng
    3 Quân hàm, cầu vai bảo vệ Bộ 01 18 tháng
    4 Quần áo bảo vệ Bộ 02 12 tháng
    5 Áo khoác bảo vệ mùa đông Chiếc 01 12 tháng
    6 Đèn pin và các công cụ hỗ trợ khác Chiếc 01 12 tháng
    7 Giày bảo hộ Đôi 01 06 tháng
    8 Quần áo bảo hộ Bộ 02 12 tháng
    9 Áo mưa Bộ 01 24 tháng
    10 Ủng Đôi 01 12 tháng
    11 Khẩu trang BHLĐ Cái 01 01 tháng
    12 Găng tay Đôi 01 01 tháng
    13 Kính BHLĐ Cái 01 06 tháng
    14 Mặt nạ BHLĐ Cái 01 18 tháng

              -Tùy thuộc vào tính chất đặc thù công việc của các Bộ phận/Đội/Tổ sản xuất thì được cấp phát các loại bảo hộ lao động khác nhau, cụ thể:
    Các loại BHLĐ cần cấp phát

    STT Bộ phận/Đội/Tổ sản xuất hoặc Vị trí công tác Các loại BHLĐ cần cấp phát Ghi chú
    1 Đội Khoan nổ Mũ, giày, quần áo, khẩu trang bảo hộ, áo mưa  
    2 Đội nghiền Mũ, giày, quần áo, khẩu trang bảo hộ, găng tay, áo mưa, ủng, đèn pin, kính BHLĐ Có thể cấp thêm 01 bộ quần áo BHLĐ
    3 Đội Lái xe Mỏ Quần áo, giày bảo hộ, mũ, áo mưa, đèn pin Áo mưa trang bị theo xe, máy
    4 Đội Lái xe đầu kéo Quần áo, giày bảo hộ, mũ, áo mưa, đèn pin Áo mưa trang bị theo xe, máy
    5 Đội Lái máy Quần áo, giày bảo hộ, mũ, áo mưa, đèn pin Áo mưa trang bị theo xe, máy
    6 Tổ Bảo vệ Quần áo bảo vệ, áo khoác mùa đông, mũ sao cành tùng, quân hàm, cầu vai, giày, ủng, áo mưa, đèn pin và 1 số công cụ hỗ trợ khác  
    7 Tổ Cơ khí Quần áo bảo hộ, mũ, giày, khẩu trang, kính BHLĐ, găng tay Có thể cấp thêm 01 bộ quần áo BHLĐ
    8 Tổ Sửa chữa Quần áo bảo hộ, mũ, giày, khẩu trang, găng tay Có thể cấp thêm 01 bộ quần áo BHLĐ
    9 Trực sản xuất thi công Quần áo bảo hộ, mũ, giày, ủng, áo mưa, đèn pin  
    10 Nhân viên tiếp phẩm Quần áo bảo hộ, ủng, áo mưa Căn cứ theo nhu cầu thực tế
    11 Nhân viên nấu ăn Quần áo bảo hộ, ủng, găng tay rửa bát, khẩu trang Căn cứ theo nhu cầu thực tế
    12 Nhân viên Trạm cân Mỏ Quần áo bảo hộ, mũ, ủng, áo mưa,đèn pin  
    13 Nhân viên Trạm cân Liên Thành Quần áo bảo hộ, mũ, ủng, áo mưa,đèn pin  
    3. Trách nhiệm quản lý cấp phát, sử dụng bảo hộ lao động.
    3. 1. Trách nhiệm của Phòng Tổ chức.
             -Trưởng phòng Tổ chức chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc quản lý, theo dõi cấp phát, sử dụng bảo hộ lao động cho người lao động.
             - Trưởng phòng Tổ chức căn cứ đối tượng cấp phát quy định tại “Mục 1” xem xét, đề nghị cấp phát đúng loại bảo hộ, đúng vị trí công tác và niên hạn sử dụng theo quy định tại “Mục 2”.
             - Tiến hành mở sổ theo dõi cấp phát, quản lý bảo hộ lao động cho từng người lao động và theo từng Tổ, Đội.
            - Thường xuyên kiểm kê đồ bảo hộ lao động tồn kho để có kế hoạch mua sắm, khi bảo hộ lao động hết niên hạn sử dụng thì phải tiến hành trang bị cho người lao động kịp thời.
            - Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc trang bị đồ bảo hộ lao động phù hợp với tính chất và đặc thù công việc.
            - Hoàn thiện các báo cáo về bảo hộ lao động theo định kỳ và lưu trữ hồ sơ về việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động để báo cáo lãnh đạo và các cơ quan chức năng khi cần thiết.
    3. 2. Trách nhiệm của Phòng Kế toán.
            - Phối hợp với Phòng Tổ chức trong việc theo dõi cấp phát đồ bảo hộ lao động theo đúng quy định của Công ty.
            - Kế toán vật tư thường xuyên cập nhật số liệu xuất, nhập, tồn và đơn giá bảo hộ lao động để kịp thời cung cấp số liệu cho Phòng tổ chức và làm các thủ tục thanh quyết toán khi cần thiết.
            - Thủ kho chỉ được cấp phát đồ bảo hộ trong kho cho người lao động khi có phiếu xuất kho theo yêu cầu của Phòng Tổ chức. Nếu tự ý cấp phát không qua Phòng Tổ chức thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cấp phát không đúng quy định đó.
    3. 3. Trách nhiệm của người sử dụng bảo hộ lao động.
            - Người lao động phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng các đồ bảo hộ lao động khi được công ty trang bị.
            - Người lao động phải luôn mặc trang phục bảo hộ lao động theo quy định của Công ty khi làm việc ngoài hiện trường. Không được đưa trang phục bảo hộ lao động cho người ngoài Công ty sử dụng.
            - Việc sử dụng trang phục phải đảm bảo đúng mục đích, luôn lành lặn, sạch sẽ, phù hiệu không hoen ố hoặc biến dạng.
            - Khi sử dụng bảo hộ lao động chưa đến niên hạn đã bị hỏng, rách không sử dụng được, người lao động phải làm đơn xin trang cấp thêm bảo hộ lao động.
    4. Bồi thường thiệt hại khi làm mất mát, thất lạc đồ bảo hộ lao động hoặc khi chấm dứt HĐLĐ
            - Khi được cấp phát trang phục bảo hộ lao động mới phải trả lại trang phục được cấp trước đó (trang phục hết niên hạn sử dụng). Trường hợp làm mất phải bồi thường từ 50% giá trị trở lên theo đơn giá của trang phục bảo hộ lao động hiện hành.
            - Trang phục bảo hộ lao động bị hư hỏng, mất mát trước khi hết thời gian sử dụng thì cá nhân người lao động phải đề xuất cấp phát và chịu trách nhiệm về kinh phí để đảm bảo yêu cầu trang phục trong quá trình làm việc.
            - Khi người lao động vì lý do riêng nghỉ việc hoặc không đáp ứng được công việc nghỉ trước thời hạn hợp đồng lao động đã ký thì phải hoàn trả lại toàn bộ các trang bị bảo hộ lao động cho Công ty và chịu chi phí bồi thường từ 50% đến 100% giá trị theo đơn giá hiện hành (căn cứ vào niên hạn thời gian sử dụng còn lại của bảo hộ đã cấp phát, nếu nghỉ việc trước 06 tháng thì người lao động hoàn trả 100% giá trị, nếu nghỉ việc sau 06 tháng thì người lao động hoàn trả 50% giá trị). Nếu làm mất mát hoặc hư hỏng thì người lao động phải bồi thường 100% giá trị các trang bị bảo hộ Công ty đã cấp.
    5. Tổ chức thực hiện.
            - Quy định trên là cơ sở để Công ty thực hiện chế độ cấp phát, trang bị bảo hộ lao động cho người lao động làm việc tại công ty. Đồng thời, quy định này cũng là cơ sở để xử lý các trường hợp làm mất mát, hư hỏng trang bị bảo hộ lao động đã được cấp phát.
            - Tùy theo tính chất công việc của từng đơn vị,bộ phận. Ban Giám đốc Công ty căn cứ cấp phát sử dụng BHLĐ cho phù hợp với đơn vị của mình.
            - Yêu cầu tất cả người lao động, cán bộ quản lý đang làm việc trong Công ty chấp hành nghiêm chỉnh quy định này.
            Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2015./.


    Hỗ trợ trực tuyến
    Tel: 0351.3 851.369
    Hotline: 0351.3 851.369
    xaydungdaiphuc
    Liên kết Website
    Đối tác
    Thông kê truy cập
    Đang online: :
    1
    Tổng truy cập: :
    1097382
    Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Đại Phúc
    Địa chỉ
    : Tổ 9 - P. Lê Hồng Phong - TP. Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam - Tel: 0351.3 851 369- Fax: 0351. 3 848 600
    Email: xaydungdaiphuc@yahoo.com.vn -  Website: xaydungdaiphuc.com